Sự khác biệt giữa Logo, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

Logo, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu là ba yếu tố khác biệt, dù chúng khá tương đồng. Vậy làm thế nào để phân biệt? Cùng Boxstores tìm hiểu nhé!

Thực tế, dựa trên trải nghiệm mà mỗi cá nhân, mỗi học giả lại có mỗi góc nhìn khác nhau về những vấn đề này. Dưới đây là những thông tin mà Boxstores đã tổng hợp cũng như là những kiến thức mà chúng tôi đã học tập, đúc rúc sau một khoảng thời gian hoạt động.

Logo

  • Là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù. Giúp người xem dễ dàng liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh

  • Logo phải truyền tải được sự khác biệt của thương hiệu; kết nối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với người dùng; gợi ra được tính cách của doanh nghiệp;…. Những yêu cầu này đều nhằm mục đích tạo điểm nhấn, thu hút ánh nhìn từ khách hàng. Từ đó giúp họ nhận biết, ghi nhớ và sử dụng sản phẩm của thương hiệu

  • Chẳng hạn đối với Logo của Amazon, có lẽ không nhiều cá nhân để ý đến dấu mũi tên ở dưới kéo dài từ chữ “A” đế chữ “Z”. Hàm ý gợi nhớ người dùng biết đến sự đa dạng mà cửa hàng bán lẻ trực tuyến đa năng này có thể cung cấp. Đồng thời, mũi tên có một đường uốn cong nhẹ xuống dưới, mô tả nụ cười hài lòng trong suốt quá trình mua hàng và cả khoảng thời gian sau đó của người tiêu dùng

Thương hiệu

  • Là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt sản phẩm và dịch vụ của Công ty với các đối thủ hay Công ty khác. Từ đó tác động phần lớn lên nhận thức và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Đồng thời, thương hiệu cũng là tập hợp các khía cạnh liên quan đến cách khách hàng nhìn nhận về một công ty, một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Các khía này gồm: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu – người tiêu dùng (brand – consumers relationship).

  • Thương hiệu là một yếu tố vô hình nhưng lại là một thành phần không thể thiếu của một doanh nghiệp. Từ tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, nói lên sự tin tưởng và sự an toàn của sản phẩm/ dịch vụ của công ty.

Bộ nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là những gì mà công chúng có thể nhìn thấy được và tạo được liên tưởng về một thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng. Việc tạo nên một hệ thống nhận diện thương hiệu để tạo điểm nhấn, sự khác biệt, và thể hiện được phương châm, thông điệp, cá tính, bản sắc của doanh nghiệp. Từ đó tác động đến nhận thức của người dùng về quy mô và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp của các yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách nhất quán, giúp khách hàng phân biệt thương hiệu đó với vô số thương hiệu khác ngoài thị trường:

  • Logo
  • Đồng phục nhân viên
  • Thiết kế bao bì, tem nhãn trên sản phẩm
  • Ấn phẩm văn phòng
  • Bộ nhận diện thương hiệu Marketing
  • Môi trường làm việc
  • Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

6 thoughts on “Sự khác biệt giữa Logo, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

Trả lời

0949804352