Imayo Tsukasa

Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Sake không chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn. Mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo đặc biệt. Rượu Sake chính là cầu nối giữa con người với con người, là cầu nối giữa con người với thần linh.

Truyền thống ủ rượu sake trong thùng gỗ là một nét nổi bật trong văn hóa rượu sake của người Nhật. Tuy nhiên, ngày nay, rượu sake Nhật Bản không còn được ủ trong thùng gỗ nữa. Trên thực tế, việc này bắt đầu suy giảm từ 70 năm trước. Các loại thùng gỗ này đã bị thay thé bởi các thùng thép không gỉ.

Với quyết tâm duy trì văn hóa nấu rượu bằng thùng gỗ trong một thế kỷ tới, Nhà máy rượu Sake Imayo Tsukasa đã chú ý đến mảng thiết kế bao bì. Bởi họ muốn thiết kế nhãn chai rượu Sake phải thể hiện được niềm đam mê đặc biệt đằng sau việc tạo ra loại rượu này.

Và Aya Codama và Ryoya Yamazaki – hai bậc thầy thiết kế đồ họa đã từng đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, được Sake Imayo Tsukasa “chọn mặt gửi vàng” nhằm mục đích đưa thương hiệu rượu Sake ra toàn thế giới, được nhiều người biết đến.

Không để cho Sake Imayo Tsukasa thất vọng. Đối với thiết kế nhãn mác, Aya Codama và Ryoya Yamazaki đã lần theo dấu vết của một phần hoa văn từ các thùng gỗ tuyết tùng mà các nhân viên của nhà máy đã đổ hết tâm huyết của họ vào. Và họ quyết định nhãn sẽ được làm bằng một loại giấy đặc biệt gọi là Pachica. Bề mặt của giấy Pachica có một cảm giác đặc biệt, giống như một loại vải mềm. Chỉ cần chạm vào nó sẽ mang lại một cảm giác thú vị đã bị lãng quên từ lâu.

Bên cạnh đó, màu trắng được lựa chọn làm màu chính cho hoa văn. Lý do bởi màu trắng tượng trưng cho sự thanh thuần, tinh khiết, trong sáng và giản đơn, bổ sung cho sự duyên dáng của rượu sake. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tên sản phẩm cũng được viết trên mép nhãn để tạo ấn tượng tinh tế. Thông qua thiết kế này, Aya Codama và Ryoya Yamazaki muốn khuyến khích người dùng chạm và cảm nhận sản phẩm hơn là đọc và hiểu thông tin trên đó.

Nguồn tin: Packagingoftheworld

BỘ SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ