7 ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU MẠNH

Một thương hiệu thành công là thương hiệu nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng và công chúng. Theo thống kê của Nielsen, có hơn 70% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ thấy quen thuộc và tin tưởng. Có thể thấy một điều rằng Apple, Nike, CocaCola… là những ông lớn đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, và thậm chí trong nhiều trường hợp, họ đã có một thương hiệu xác định nhưng dần nhận ra nó không phù hợp với bản chất, văn hoá và đường lối hoạt động của công ty. 

Không ít người đã nhầm tưởng rằng để xây dựng một thương hiệu mạnh chỉ cần có một chiếc logo “bắt mắt”, một cái tên thật “kêu” hay sản phẩm đặc biệt. Trên thực thế, thương hiệu còn mang giá trị nhiều hơn thế nữa, đó là những giá trị vô hình vạch ra ranh giới giữa các nhãn hiệu quyền lực và tầm thường với nhau.

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Chiến lược thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với mục đích đạt được các mục tiêu cụ thể đã được đề ra của doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu là việc xây dựng và quản trị những khái niệm, ý nghĩ của công chúng nhằm mang lại hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp. 

Một chiến lược thương hiệu thành công sẽ ảnh hưởng đến tất các các khía cạnh của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và môi trường cạnh tranh.

7 TIÊU CHÍ CƠ BẢN TẠO NÊN MỘT CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU MẠNH

1. Mục đích

“Mọi thương hiệu đều đưa ra lời hứa với khách hàng. Nhưng trong một thị trường, nếu thương hiệu không nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng và ngân sách đang ở mức đáng báo động, thì việc đưa ra lời hứa không chỉ để phân biệt thương hiệu mà còn phải có các mục đích xác định” – Allen Adamson, Chủ tịch Công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu Landor Associates khu vực Bắc Mỹ.

Đầu tiên, bạn phải xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp của mình đang hướng đến, Theo Business Strategy Insider, mục đích có thể được nhìn nhận qua 2 khía cạnh:

  • Chức năng: Khía cạnh này sẽ tập trung đánh giá các thành công về các nhiệm vụ ngắn hạn liên quan đến thương mại. Có nghĩa là, mục đích của doanh nghiệp là “kiếm tiền”.
  • Có chủ đích: Khía cạnh này sẽ tập trung vào sự thành công trong dài hạn của một doanh nghiệp, không những sẽ đề cập tới khả năng kiếm tiền, mà còn liên quan đến các hoạt động tích cực của doanh nghiệp.

Ví dụ về IKEA

Có thể nói rằng điều quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp là mang lại lợi nhuận. Mặt khác, có một số thương hiệu đã rất thành công khi sẵn sàng đặt mục tiêu đạt được nhiều những mục tiêu cao hơn, không chỉ là nâng cao lợi nhuận và giá trị công ty. Một ví dụ điển hình là IKEA.

xây dựng thương hiệu

Tầm nhìn của IKEA không chỉ là bán đồ nội thất, mà là “tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Các tiếp cận này của IKEA rất dễ dàng có thể thu hút các khách hàng tiềm năng, nó thể hiện sự cam kết cung cấp các giá trị ngoài khía cạnh thương mại, sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mà chính họ mới có thể có được.

Qua sự thành công của IKEA, có thể rút ra được một bài học kinh nghiệm rằng khi xác định mục đích kinh doanh, lợi nhuận có thể chiến ưu tiên hàng đầu nhưng chỉ hoạt động theo cách này sẽ không làm nổi bật thương hiệu của bạn so với những đối thủ khác trong ngành.

2. Tính nhất quán

Sự nhất quán đối với các giá trị cốt lõi của thương hiệu trong thông điệp truyền tải tới khách hàng, yếu tố nhận diện thương hiệu, phản ứng của thương hiệu trước các vấn đề xã hội, hay dịch vụ chăm sóc khách hàng… sẽ tạo ra những tiêu chuẩn chung để nhận biết thương hiệu, tránh nhầm lẫn cho khách hàng. Tính nhất quán trong thương hiệu góp phần vào việc nhận diện thương hiệu và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng. 

Ví dụ về Coca Cola

CocaCola là một ví dụ tiêu biểu – một trong những thương hiệu dễ nhận dạng nhất trên thế giới, nhờ các yếu tố trong hoạt động doanh nghiệp và truyền thông luôn diễn ra hài hòa, nhất quán. Điều này thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi và ngay cả ở trên mạng xã hội.

xây dựng thương hiệu
xây dựng thương hiệu

Để khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhận diện thương hiệu, hãy tạo một phong cách đặc biệt, nhất quán từ phong cách, văn hóa làm việc đến các thông điệp truyền tải cho khách hàng. Điều này sẽ tạo dựng niềm tin bền vững của khách hàng dành cho thương hiệu. 

3. Cảm xúc

Theo nhiều khảo sát cho thấy rằng, khách hàng không phải lúc nào cũng lý trí. Đa số khách hàng sẽ dựa vào cảm xúc khi đưa ra quyết định mua hàng. Tháp nhu cầu của Maslow cũng chỉ ra rằng nhu cầu được yêu thương, tình cảm, giao lưu hội nhóm nằm ở vị trí chính giữa tháp. Những điều này có ý nghĩa rằng thương hiệu cần phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhằm xây dựng quan hệ và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Harley Davidson sử dụng thương hiệu cảm xúc bằng cách tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu của mình. HOG – Harley Owners Group – bắt đầu kết nối khách hàng với thương hiệu của họ.

Bằng cách làm cho khách hàng cảm thấy họ là một phần của một hội nhóm lớn hơn, mở rộng hơn so với chỉ một nhóm những người đi mô tô, Harley Davidson có thể tự định vị mình như một sự lựa chọn hiển nhiên cho những người muốn mua một chiếc xe đạp.

4. Tính linh hoạt

Trên đà phát triển nhanh chóng của thế giới, các Marketer phải luôn linh hoạt để duy trì sự phù hợp của thương hiệu đối với khách hàng. Về mặt tích cực, điều này sẽ mang đến những điềm tốt và giúp các Marketer có thể thoải mái sáng tạo với các chiến dịch của mình.

Tính nhất quán thiết lập tiêu chuẩn cho thương hiệu, giúp người tiêu dùng tránh nhầm lẫn trong việc nhận dạng thương hiệu. Tính linh hoạt sẽ thực hiện các điều chỉnh để tạo sự quan tâm và phân biệt cách tiếp cận của doanh nghiệp với cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh.Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, để đạt hiệu quả như mong đợi, các nhà quản trị phải kết hợp và cân bằng 2 nhân tố này với nhau.

Ví dụ về Old Spice

Old Spice là một trong những ví dụ điển hình về tiếp thị thành công trên diện rộng. Trước đây, Old Spice chỉ phổ biến với nam giới trung niên. Ngày nay, nó là một trong những thương hiệu phổ biến nhất dành cho nam giới ở mọi lứa tuổi.

Nhận thức được rằng họ cần phải làm gì đó để đảm bảo vị trí của mình trên thị trường, Old Spice đã hợp tác với Wieden + Kennedy để định vị thương hiệu của họ cho một lượng khách hàng mới.

xây dựng thương hiệu

Old Spice đã cố gắng thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ mới bằng cách thực hiện các cải tiến chiến lược cho thương hiệu vốn đã mạnh của mình.

Vì vậy, nếu các chiến thuật cũ của bạn không còn hiệu quả nữa, đừng ngại thay đổi. Có thể chiến lược của bạn rất thành công trong quá khứ, nhưng nó không phù hợp với thời điểm hiện tại.

5. Nhân viên

Như đã đề cập ở phần trên, “nhất quán” là điều quan trọng nếu bạn muốn xây dựng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Và tạo dựng phong cách có thể giúp cho doanh nghiệp gắn kết hơn với khách hàng, điều quan trọng là nhân viên phải biết cách giao tiếp với khách hàng và đại diện cho thương hiệu.

Nhân viên chính là kênh truyền thông tuyệt vời nhưng ít khi được chú trọng. Mỗi nhân viên được coi là một đại sứ thương hiệu. Mạng internet sẽ giúp sự truyền tải thông tin được dễ dàng hơn, khách hàng sẽ dựa vào sự đánh giá về phong cách, thái độ của nhân viên để đưa ra quyết định lựa chọn thương hiệu. Việc truyền thông, đào tạo nội bộ sẽ giúp nhân viên chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp với khách hàng, qua đó có thể truyền tải tới khách hàng thông điệp đúng đắn nhất.

6. Sự trung thành

Nếu bạn đang có những khách hàng trung thành với thương hiệu, thay vì ngồi yên một chỗ, hãy tặng cho họ những món quà, hãy tri ân họ, cảm ơn họ. Những khách hàng này là một đại sứ thương hiệu, khi có được những trải nghiệm thú vị với thương hiệu, họ sẽ tìm cách chia sẻ sự thoải mái đó với mọi người, kéo thêm những khách hàng khác cho bạn. Việc một khách hàng đánh giá tốt thương hiệu, sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sự lựa chọn và tạo dựng niềm tin lớn hơn với các khách hàng sau đó. Việc nuôi dưỡng lòng trung thành từ những người này sớm sẽ mang lại nhiều khách hàng hơn và nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Lòng trung thành là một phần quan trọng của mọi chiến lược thương hiệu, đặc biệt nếu bạn đang tìm cách phát triển việc buôn bán, việc làm nổi bật mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng hiện tại sẽ là bước đệm để có được nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai.

7. Nhận thực về sự cạnh tranh

Hãy xem cạnh tranh là một động lực để phát triển, cải thiện chiến lược, và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu. Nên quan sát, để ý những hành động, sự thành công và thất bại trong chiến lược của đối thủ cùng ngành. Qua đó, rút ra các bài học và điều chỉnh, định vị thương hiệu để cải thiện vấn đề của mình.

Chúng ta có thể quan sát một trường hợp cải thiện thương hiệu bằng cách học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh của Pizza Hut:

xây dựng thương hiệu

Khi một khách hàng yêu thích Pizza đặt câu hỏi này trên Twitter cá nhân, Pizza Hut đã trả lời một cách rất hài hước chỉ trong vài phút, trước khi Domino’s có cơ hội lên tiếng. Nếu Domino’s để mắt đến các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ biết phải làm thế nào khi tình huống này tiếp tục xảy ra vào lần tiếp theo.

Việc tuân thủ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nâng cao thương hiệu của mình, đừng bị động, đừng để họ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn qua từng động thái thực hiện.

Chắc chắn, bạn có thể bán một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như nhiều công ty khác, nhưng bạn đang kinh doanh vì thương hiệu của bạn là duy nhất. Bằng cách lợi dụng mọi động thái mà đối thủ cạnh tranh của bạn thực hiện, bạn sẽ dành được quyền kiểm soát và tạo dựng được sự khác biệt dựa trên những kinh nghiệm đó.

Tạm kết

Hi vọng thông qua bài viết này có thể phần nào giúp bạn hình dung ra và bắt đầu gạch đầu dòng những ý tưởng cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình

Trả lời

0949804352