8 lý do vì sao bạn nên chia sẻ những gì học được

Tôi đang cố gắng thuyết phục mấy đứa bạn chia sẻ một vài trải nghiệm gần đây của họ. Họ đang học được những bài học quý giá và tôi nghĩ rằng chúng sẽ có lợi cho nhiều người hơn nữa. Bài viết này là kết quả của quá trình cố gắng thuyết phục mấy đứa bạn chia sẻ những gì họ đang học hỏi.

Nếu bạn đang trong tình huống giống như những người bạn của tôi, dưới đây là 8 lý do vì sao bạn nên chia sẻ những gì mình đang học hỏi.

1. Củng cố trí nhớ

Tôi nhận ra rằng những lúc mình chia sẻ điều học được cùng người khác thì tôi sẽ ghi nhớ lâu hơn. Việc chia sẻ bài học của mình giúp tôi đào sâu vào trí nhớ để khai thác nhiều thứ nhất có thể.

2. Thách thức sự hiểu biết của bản thân

Tôi thường nhờ mọi người đặt câu hỏi cho mình chia sẻ những gì học được. Những câu hỏi này là động lực thách thức sự hiểu biết của tôi. Đôi khi chúng khiến tôi trở về ‘giai đoạn học hỏi’ để nhìn nhận vấn đề thêm.

Trong một vài trường hợp khác, những câu hỏi này giúp tôi khám phá một vài khía cạnh mà bản thân đã không hề cân nhắc.

3. Hỗ trợ người khác

Hỗ trợ người khác là một lý do đủ tốt để bạn chia sẻ bài học của bản thân. Có những lúc tôi cảm thấy mình thật ‘ngu ngốc’ khi chia sẻ một bài học khiến mình rất hứng thú. (Vâng và đôi khi tôi cũng thấy hối hận vì đã chia sẻ chúng)

Tuy nhiên cũng có những lúc tôi ‘đánh giá thấp’ một trải nghiệm học hỏi mà người khác cảm thấy rất tuyệt vời. Tôi nhận ra rằng nếu có thứ gì đó giúp đỡ mình được thì nó cũng có thể hỗ trợ người khác.

4. Khuyến khích người khác chia sẻ với bạn

Tôi nhận ra rằng những người mà mình đã chia sẻ những bài học quý giá thường cũng sẽ làm điều tương tự. Họ sẽ coi thiện ý của bạn là tín hiệu sẵn sàng lắng nghe và ta cũng sẽ học hỏi lại từ họ. Do đó hãy mở rộng kết nối kiến thức của mình bởi những người tài giỏi và cùng giúp nhau trở nên sắc bén hơn.

5. Tạo tâm thế dũng cảm chia sẻ

Cách duy nhất để xây dựng sự tự tin của bản thân trong quá trình chia sẻ với người khác chính là thông qua việc chia sẻ. Cứ làm thôi!

6. Hoạt ngôn hơn

Theo thời gian khi thách thức sự hiểu biết của bản thân và đặt câu hỏi, bạn sẽ trở nên hoạt ngôn hơn và truyền tải suy nghĩ, ý tưởng của mình tốt hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng “giảng dạy” của bản thân, đặc biệt nếu vai trò của bạn yêu cầu kĩ năng này.

“Câu hỏi” thường là biểu hiện cho mong muốn học hỏi và thấu hiểu sâu hơn. Đôi khi chúng sẽ khiến người “thầy” trong bạn phân tách nội dung chi tiết hơn. Việc chia sẻ bài học của bản thân đặt bạn vào tâm thế đối diện với thách thức này.

7. Tư tưởng đồng nhất

Khi bạn là một người “dẫn dắt” và chia sẻ những gì mình đúc kết được, nó giúp bạn cải thiện cả đội ngũ của mình.

Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi điều gì đó, nó sẽ không gây sốc cho đồng đội của mình, mà mọi người sẽ cùng nhau cố gắng cho một mục đích chung đã được thấu hiểu. Do đó việc chia sẻ những gì bạn học hỏi được với cả đội sẽ giúp hỗ trợ thực hiện những thay đổi trong đội ngũ làm việc hay tổ chức của mình.

8. Đặt ra thách thức với người lãnh đạo

Tôi thường làm việc với các nhà lãnh đạo trẻ và vài người (thật sự) sốc khi tôi nói về những quyển sách đang đọc và nghiên cứu của mình. Tự nhiên một vài người trong số đó nghĩ rằng tôi biết mọi thứ.

Thật tai hại khi một nhà lãnh đạo bị cuốn vào những lời nịnh hót và nghĩ rằng mình đã hoàn thiện rồi bản thân rồi. Khi bạn chia sẻ những gì đúc kết được, nó sẽ thách thức và truyền cảm hứng để những cá nhân khác xung quanh mình cố gắng học hỏi và tiến bộ nhiều hơn.

Những người mà bạn dẫn dắt sẽ tôn trọng một người lãnh đạo có đức tính khiêm tốn. Việc để những ai đi theo mình biết rằng bạn chưa hoàn thiện và vẫn luôn cố gắng để trở nên tốt hơn sẽ thể hiện sự khiêm tốn đó.

Nguồn: Blessing

Trả lời

0949804352